[X]

Đăng ký học online

Chọn các khóa học cần đăng ký:

Điền đầy đủ thông tin:

Họ tên :
Email:
Điện thoại :
Mã xác nhận :
Ghi chú:

Thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2020

01/09/2020

Thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2020

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 2 năm 2020.

1. Thời gian tuyển sinh:
Đợt 2 thi tuyển thạc sĩ vào các ngày 17 và 18/10/2020,  tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn đào tạo tiến sĩ từ ngày 17/10 đến 28/10/2020.
Lịch tuyển sinh chi tiết:
Trình độCông việcThời gian
Thạc sĩTập trung thí sinh, thi môn Cơ bảnSáng thứ Bảy, 17/10/2020
Thi môn Cơ sởChiều thứ Bảy, 17/10/2020
Thi môn Ngoại ngữSáng Chủ nhật, 18/10/2020
Tiến sĩXét tuyển tiến sĩTừ ngày 17/10 đến 28/10/2020
 
 
2.  Các chuyên ngành và môn thi tuyển:
2.1. Bậc Thạc sĩ (Cao học)
TTNgành/Chuyên ngànhMôn Cơ bảnMôn Cơ sởMôn Ngoại ngữ
  1.  
Báo chí học          Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông đại chúngLý luận báo chí truyền thôngMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Báo chí học           (định hướng ứng dụng)Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông đại chúngLý luận báo chí truyền thôngMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Châu Á họcĐại cương văn hóa Việt NamVăn hóa-văn minh phương ĐôngMột trong 7 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn
  1.  
Chính sách côngLuật Hành chínhKhoa học chính sáchMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Chính trị họcChính trị học đại cươngLịch sử học thuyết chính trịMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Chính trị học (định hướng ứng dụng)Chính trị học đại cươngLịch sử học thuyết chính trịMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Chủ nghĩa xã hội khoa họcTriết học Mác Lênin cho chuyên triếtChủ nghĩa xã hội khoa học đại cươngMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Công tác xã hộiCông tác xã hội đại cươngHành vi con người và môi trường xã hộiMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Công tác xã hội (định hướng ứng dụng)Công tác xã hội đại cươngHành vi con người và môi trường xã hộiMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Du lịchĐại cương văn hóa Việt NamCơ sở du lịch họcMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Hán - Nôm           Văn tự học Hán NômHán Nôm cơ sởMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Hồ Chí Minh họcChính trị học đại cươngLịch sử học thuyết chính trịMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Khảo cổ học                                                        Phương pháp luận sử họcLịch sử Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Khoa học quản lýLịch sử tư tưởng quản lýKhoa học quản lý đại cươngMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Khoa học thông tin-thư việnThư viện học đại cươngThông tin họcMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Khoa học thông tin-thư viện (định hướng ứng dụng)Thư viện học đại cươngThông tin họcMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam      Phương pháp luận sử họcLịch sử Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử sử học và sử liệu họcPhương pháp luận sử họcLịch sử Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử thế giớiPhương pháp luận sử họcLịch sử Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử văn hóa Việt NamPhương pháp luận sử họcLịch sử Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử Việt Nam                               Phương pháp luận sử họcLịch sử Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lưu trữ họcCông tác văn thưLý luận và phương pháp công tác lưu trữMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lưu trữ học (định hướng ứng dụng)Công tác văn thưLý luận và phương pháp công tác lưu trữMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lý luận văn học                                  Lý luận văn họcVăn học Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lý luận, lịch sử điện ảnh-truyền hìnhĐại cương văn hóa Việt NamNhập môn nghệ thuật họcMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Ngôn ngữ họcNgôn ngữ học đại cươngCơ sở Việt ngữ họcMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Nhân học                                                              Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt NamNhân học đại cươngMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quan hệ quốc tếLịch sử quan hệ quốc tếQuan hệ đối ngoại Việt Nam từ năm 1945 đến nayMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản lý khoa học và công nghệLý thuyết hệ thốngKhoa học luậnMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản lý khoa học và công nghệ (định hướng ứng dụng)Lý thuyết hệ thốngKhoa học luậnMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản lý văn hóaCơ sở văn hóa Việt NamLịch sử Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản trị văn phòngQuản trị họcQuản trị văn phòngMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản trị báo chí truyền thông (định hướng ứng dụng)Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông đại chúngLý luận báo chí truyền thôngMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Tâm lý học                           Tâm lý học đại cươngTâm lý học xã hộiMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng)Tâm lý học đại cươngTâm lý học lâm sàng đại cươngMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Tôn giáo họcTôn giáo học đại cươngTôn giáo, tín ngưỡng: Những vấn đề lí luận và thực tiễnMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Tôn giáo học (định hướng ứng dụng)Tôn giáo học đại cươngTôn giáo, tín ngưỡng: Những vấn đề lí luận và thực tiễnMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Triết họcTriết học Mác Lênin cho chuyên triếtLịch sử triết họcMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Văn học dân gianLý luận văn họcVăn học Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Văn học nước ngoài                                           Lý luận văn họcVăn học Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Văn học Việt Nam                                             Lý luận văn họcVăn học Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Việt Nam họcNhập môn Việt Nam họcCơ sở văn hóa Việt NamMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Xã hội học                                                           Phương pháp nghiên cứu xã hội họcLịch sử xã hội họcMột trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
 
2.2. Bậc Tiến sĩ (Nghiên cứu sinh)
TTCác ngành tuyển sinhPhương thức xét tuyểnYêu cầu về Ngoại ngữ
  1.  
Báo chí họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Chính trị họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sửĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Chủ nghĩa xã hội khoa họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Công tác xã hộiĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Du lịchĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Đông Nam Á họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Hán NômĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Hồ Chí Minh họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Khảo cổ họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Khoa học thông tin – thư việnĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Lí luận văn học                                      Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                         Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Lịch sử thế giới                   Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Lịch sử sử học và sử liệu họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Lịch sử Việt NamĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Lưu trữ họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam                               Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Ngôn ngữ họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếuĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Ngôn ngữ Việt NamĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Nhân học                                                                                Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Quan hệ quốc tếĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Quản lí khoa học và công nghệĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Tâm lí họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Tôn giáo họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Trung Quốc họcĐánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Văn học dân gian                                                                Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Văn học nước ngoài                           Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Văn học Việt Nam                                                               Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
  1.  
Xã hội học                                                                                       Đánh giá Hồ sơ chuyên mônXem mục 6.1 và Phụ lục kèm theo
 
3. Điều kiện dự thi, danh mục ngành đúng, ngành gần tuyển sinh thạc sĩ và tiến sĩ:
- Điều kiện dự thi, danh mục ngành đúng, ngành gần tuyển sinh trình độ thạc sĩ: Phụ lục 1
- Điều kiện dự thi, danh mục ngành đúng, ngành gần tuyển sinh trình độ tiến sĩ: Phụ lục 2
4. Văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: Thí sính dự thi có văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có giấy công nhận của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm đăng ký trực tuyến.
5. Thời gian đào tạo chuẩn:
- Đối với đào tạo tiến sĩ: 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 4 năm đối với người chưa có bằng thạc sĩ.
- Đối với đào tạo thạc sĩ: 2 năm.
6. Yêu cầu về ngoại ngữ:
6.1. Đối với thí sinh dự thi tiến sĩ:
Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt:
- Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 6 do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng kí dự tuyển;
- Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
- Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này
6.2. Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ:
Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn môn thi Ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài.
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN, bậc 4 đối với chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, bậc 5 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn quốc tế (xem Phụ lục 3). Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (xem Phụ lục 4).
6.3. Lưu ý:
- Các chứng chỉ ngoại ngữ sẽ được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gửi cho các cơ sở cấp chứng chỉ để thẩm định tính xác thực của chứng chỉ. Thí sinh phải chịu trách nhiệm theo các quy định tuyển sinh sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội về tính xác thực của chứng chỉ đã nộp.
- Các chứng chỉ do các cơ sở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ: Áp dụng đối với chứng chỉ cấp sau ngày 15/05/2019 và theo mẫu Chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo..
7. Đối tượng và chính sách ưu tiên (áp dụng với thi tuyển thạc sĩ):
7.1. Đối tượng ưu tiên:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác, quyết định tuyển dụng hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Con liệt sĩ;
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
7.2. Mức ưu tiên:
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn Tiếng Anh (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi Tiếng Anh và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
- Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm đăng kí dự thi.
8. Lịch học bổ sung kiến thức:
Thí sinh liên hệ qua Phòng Đào tạo (bộ phận tuyển sinh) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và qua Văn phòng các Khoa/Bộ môn đào tạo để biết chi tiết kế hoạch học bổ túc kiến thức. Nhà trường liên tục tổ chức các lớp Bổ túc kiến thức đại học để dự thi thạc sĩ tương ứng với các đợt thi trong năm. Thí sinh thuộc đối tượng ngành gần/ngành khác phải có chứng chỉ bổ túc kiến thức đại học các chuyên ngành tương ứng mới đủ điều kiện dự thi.
9. Thời gian đăng ký và nhận hồ sơ:
9.1. Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ:
Năm 2020, việc đăng kí dự tuyển tiếp tục được thực hiện trên phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh đã đăng ký tài khoản trong những kỳ tuyển sinh trước và chưa nhập học tại bất kỳ đơn vị nào trong ĐHQGHN có thể sử dụng tài khoản đã có để đăng ký dự tuyển trong năm 2020. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
- Thời gian đăng kí: từ 8h00 ngày 02/7/2020 đến 17h00 ngày 02/10/2020.
- Cổng thông tin đăng kí: http://tssdh.vnu.edu.vn
- Nộp lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Trường (yêu cầu thí sinh nhận được phản hồi từ HĐTS mới thực hiện chuyển khoản).
- Sau 48 giờ kể từ khi đăng kí, nếu thí sinh không nhận được phản hồi từ HĐTS, đề nghị thí sinh liên lạc lại với cán bộ phụ trách tuyển sinh qua số điện thoại: 0243.8583957, hoặc qua Email: tuyensinhsdh.ussh@gmail.com, hoặc Zalo: 0912.708840 để được hỗ trợ..
9.2 Đối với thí sinh dự thi tiến sĩ:
Năm 2020, việc đăng kí dự tuyển tiến sĩ được thực hiện trực tuyến một phần.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản.
- Thời gian đăng kí: từ 8h00 ngày 02/7/2020 đến 17h00 ngày 02/10/2020.
- Nộp bản cứng hồ sơ theo quy định của Nhà trường gồm các tài liệu (xem Phụ lục 5) và nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo (bộ phận tuyển sinh), P. 601, tầng 6, Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã  hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian nhận hồ sơ từ 8h00 ngày 02/7/2020 đến 17h00 ngày 02/10/2020. Hồ sơ nếu chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện trước ngày 02/10/2020.
Lưu ý: Mỗi thí sinh phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bản gốc (các loại giấy tờ có chữ kí trực tiếp, các bản công chứng có đóng dấu đỏ) và 05 bộ hồ sơ bản photo tương ứng như bộ hồ sơ bản gốc.
- Tải mẫu hồ sơ đăng kí xét tuyển tiến sĩ tại địa chỉ: https://drive.google.com/open?id=0BxbwOaXsfoc4TE9TZWhrZEk5N28
- Nộp lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của đơn vị hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại đơn vị.
- Sau 48 giờ kể từ khi đăng kí, nếu thí sinh không nhận được phản hồi từ HĐTS, đề nghị thí sinh liên lạc lại với cán bộ phụ trách tuyển sinh qua số điện thoại: 0243.8583957, hoặc qua Email: tuyensinhsdh.ussh@gmail.com, hoặc Zalo: 0912.708840 để được hỗ trợ..
10.Lệ phí và phương thức nộp lệ phí
10.1 Lệ phí dự tuyển thạc sĩ:
- Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 60.000 đồng/thí sinh
- Lệ phí dự thi: 360.000 đồng/thí sinh (240.000 đồng/thí sinh đối với thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ).
10.2 Lệ phí dự tuyển tiến sĩ:
- Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 60.000 đồng/thí sinh
- Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng/thí sinh
Lưu ý: Không hoàn trả lệ phí sau khi thí sinh đã đăng kí thành công và được phê duyệt hồ sơ dự thi.
10.3 Phương thức nộp lệ phí:
- Chuyển khoản:
+ Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
+ Số tài khoản: 2221.0000.656.899tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (BIDV Thanh Xuân)
Khi chuyển khoản ghi rõ các thông tin: Họ tên người dự thi; Ngày sinh; Mã ĐKDT, Lệ phí dự thi Thạc sĩ /Tiến sĩ; Chuyên ngành dự thi
- Nộp trực tiếp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
11. Thời gian công bố kết quả: Dự kiến trước 17h00 ngày 03/11/2020.
12. Thời gian nhập học đợt 2: dự kiến vào tháng 11/2020.
Lưu ý: Nhà trường tiến hành xác minh các loại văn bằng, chứng chỉ của các ứng viên dự tuyển đào tạo sau đại học trước khi ra Quyết định công nhận học viên, nghiên cứu sinh.
13. Thông tin liên hệ:
Phòng Đào tạo (bộ phận tuyển sinh), phòng 601, nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ tuyển sinh: (024) 3858.3957 
Trang hỗ trợ tuyển sinh: http://tuyensinh.ussh.edu.vn
Email: tuyensinhsdh.ussh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhsaudaihocUSSH  -  Zalo: 0912.780.040

Đối tác