Về phía Trường ĐH KHXH&NV có sự tham dự của GS.TS.Hoàng Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng đại diện Phòng Hợp tác và phát triển, phòng CT&CT HSSV, phòng Đào tạo, khoa Du lịch học, khoa Lịch sử, khoa Khoa học Quản lý, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam…
Về phía đối tác có sự tham dự của ông Hà Sỹ Huân - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn, ông Nông Ngọc Duyên - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể, ông Triệu Huy Chung - Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn và lãnh đạo một số cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Kạn.Ông Hà Sỹ Huân - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Hà Sỹ Huân - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn cho biết, Bắc Kạn là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước về phát triển các sản phẩm OCOP với 218 sản phẩm. Trong đó, tỉnh xác định chủ trương phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Bắc Kạn có lợi thế lớn với nguồn lực du lịch văn hóa, lịch sử, nằm trong khu vực di tích ATK đang được đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, nối Bắc Kạn với nhiều tỉnh thành, góp phần thuận lợi cho du lịch địa phương.
Ông Hà Sỹ Huân chia sẻ mong muốn các nhà khoa học của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN sẽ phối hợp với tỉnh trong nghiên cứu, hoạch định chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch thế mạnh, như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch gắn với phát triển các nguồn lực nông nghiệp của địa phương.GS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
GS.TS.Hoàng Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN chia sẻ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN là trường đại học hàng đầu trong nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Nhà trường có nhiều thế mạnh trong nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển nghiên cứu liên ngành với những giá trị thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của các địa phương và của đất nước.
Đội ngũ 400 nhà khoa học của nhà trường đang tham gia đóng góp cùng các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trong nghiên cứu, tư vấn, xây dựng các sản phẩm ứng dụng cụ thể, trong đó có các sản phẩm du lịch bền vững gắn với thế mạnh của các địa phương về văn hóa, lịch sử, nông nghiệp… Sự chung tay của các nhà khoa học, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và địa phương kỳ vọng sẽ mang đến những giá trị to lớn trong phát triển các thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, đại diện các địa phương và các đơn vị chức năng của tỉnh Bắc Kạn đã trao đổi những khó khăn, thuận lợi trong phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên của địa phương phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong đó nhấn mạnh, địa phương mong muốn được các nhà khoa học của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ du lịch chất lượng cao ở lĩnh vực; phối hợp nghiên cứu, xây dựng các định hướng phát triển, quy hoạch nhằm quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa địa phương trong phát triển du lịch; khai thác và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, lịch sử địa phương…Ông Triệu Huy Chung - Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn chia sẻ những khó khăn và nhu cầu cần thiết của địa phương trong việc phát triển văn hóa du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, lịch sử
Ông Nông Ngọc Duyên - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể kiến nghị một số nội dung hợp tác giữa huyện Ba Bể với các nhà khoa học của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
Các nhà khoa học của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN đã chia sẻ nhiều sáng kiến trong việc truyền thông, quảng bá thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương; chỉ dẫn địa lý, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP; đề xuất khung chính sách phát triển quan hệ “5 nhà” (Nhà nước - doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học - nhà bank); xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ của các đơn vị tại địa phương; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa, lịch sử; hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; xây dựng các chính sách về phát triển du lịch đặc thù gắn với thiên nhiên, văn hóa địa phương…
“Phát triển bền vững địa phương” được Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN và các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Kạn xác định là từ khóa, là mục tiêu chung trong mối quan hệ hợp tác, nhằm phát huy lợi thế của hai đơn vị trong thời gian tiếp theo.TS. Phạm Hoàng Hưng - Trưởng phòng Hợp tác và phát triển, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHNPGS.TS. Nguyễn Mạnh Dũng - Trưởng khoa Khoa học quản lý chia sẻ những sáng kiến trong xây dựng các chính sách đặc thù trong phát triển kinh tế của Bắc KạnTS.Phan Văn Kiền - Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thôngThS. Đinh Nhật Lê - Giảng viên khoa Du lịch chia sẻ những kinh nghiệm trong nghiên cứu và tư vấn chính sách về phát triển du lịch đặc thù gắn với thiên nhiên, văn hóa Bắc KạnTS. Đinh Tiến Hiếu - Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Chính trị và Công tác học sinh - sinh viên chia sẻ mong muốn tỉnh Bắc Kạn sẽ có chiến lược khai thác nguồn nhân lực là sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnhBà Trần Thị Ngọc Thủy - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển sản phẩm Thiên nhiên, Giám đốc Công ty OCOP Center Buổi lễ ký kết có sự tham dự của các nhà khoa học, lãnh đạo các phòng chức năng, khoa/viện/trung tâm của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN và đại diện lãnh đạo các Sở NN&PTNT, các địa phương và đơn vị chức năng của tỉnh Bắc Kạn