Diễn đàn quy tụ các nhà khoa học, nhà quản lý
Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, doanh nghiệp (Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Lao động - Xã hội, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Vietjet Air, …).
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng - Trưởng khoa Khoa học Quản lý, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN đánh giá, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, là yếu tố chiến lược trong đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững đất nước. Hội thảo là diễn đàn học thuật để các nhà khoa học, nhà quản lý trao đổi các vấn đề về chính sách và quản lý lĩnh vực xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam.
Trên cơ sở nhận diện và phân tích các vấn đề thảo luận tại hội thảo, các nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm tham mưu, kiến nghị tới các cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện các chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực này. PGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng - Trưởng khoa Khoa học Quản lý, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
phát biểu khai mạc hội thảoTS. Trịnh Ngọc Thạch, PGS.TS Nguyễn Mạnh Dũng, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì hội thảo Thảo luận và tư vấn chính sách các vấn đề thời sự về chính sách và quản lý
Hội thảo nhận được 26 bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các cơ quan trung ương, Hà Nội và các tỉnh thành.
Nội dung của các bài tham luận đa dạng, tiếp cận vấn đề ở nhiều khía cạnh. Trong đó, các nhà khoa học nhấn mạnh 05 vấn đề lớn: tầm quan trọng của chuyển đổi số; chuyển đổi số trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam; cơ hội và thách thức trong bối cảnh chuyển đổi số; vấn đề chính sách và quản lý xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số; những giải pháp chính sách và quản lý trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Các tham luận đã mang đến giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc ở nhiều vấn đề, như: Chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam (TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội), Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam (PGS.TS. Nguyễn Văn Chiều - Trưởng Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học KHXH&NV); Chính sách xã hội trong môi trường chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam hiện nay (PGS.TS. Phan Thanh Khôi - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh); Đặc điểm và xu hướng nghiên cứu chính sách tôn giáo: Phân tích thư mục từ năm 1908 đến năm 2024 (TS. Nguyễn Thế Thắng, TS. Trịnh Ngọc Thạch -Trường Đại học KHXH&NV), Trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong giảng dạy và nghiên cứu ở giáo dục đại học: Tiềm năng và khả năng ứng dụng (ThS.NCS. Nguyễn Thanh Tú - Trường Đại học FPT, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Dũng - Trường Đại học KHXH&NV)…
Vấn đề đang được quan tâm hiện nay là dự án Luật Nhà giáo chính thức được Quốc hội khóa XV bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 91.
Đánh giá sơ bộ những chính sách đặc thù đối với nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, giáo dục và đào tạo là chìa khóa cho sự thành công của mỗi quốc gia; thông qua hệ thống giáo dục có thể dự báo được tương lai của một đất nước, cũng như thông qua chất lượng đội ngũ nhà giáo có thể hình dung được chất lượng của một nền giáo dục. Với ý nghĩa đó, dự án Luật Nhà giáo chính thức được Quốc hội khóa XV bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 91. TS. Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội báo cáo tham luận tại hội thảo
Theo TS. Nguyễn Thị Mai Hoa, trong quá trình thảo luận, từ ý kiến các đại biểu, một số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu, xử lý tiếp trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo để để tránh xung đột với một số luật liên quan, bảo đảm tính khả thi khi triển khai chính sách và bảo đảm công bằng trong tương quan giữa chính sách nhà giáo với chính sách dành cho các nghề nghiệp khác hoặc tương quan trong chính sách giữa các thế hệ nhà giáo.
Vậy Luật Nhà giáo mới có sự đổi mới gì so với luật cũ không? TS. Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ những dự báo tác động tích cực của Luật Nhà giáo khi được ban hành, trong đó có việc ngành Giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo vì có chế tài pháp lý đủ mạnh để tháo gỡ các nút thắt trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua, thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi trong nghề. Từ cơ sở chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục; đồng thời bảo đảm để người học được tiếp cận giáo dục có chất lượng.
TS. Nguyễn Thị Kim Chi - Phó Trưởng khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học KHXH&NV trình bày tham luận về vai trò của doanh nghiệp đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bền vững tại các địa phương:
Mối tương quan với cơ sở đào tạo Trình bày tham luận về vai trò của doanh nghiệp đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bền vững tại các địa phương - mối tương quan với cơ sở đào tạo, TS. Nguyễn Thị Kim Chi - Phó Trưởng Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học KHXH&NV đưa ra 4 mô hình phát triển nguồn nhân lực khi hợp tác doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, đó là mô hình đào tạo kép, mô hình hợp tác “co-op”, mô hình đào tạo nghề tại địa phương, mô hình học viện doanh nghiệp.
Theo đó các mô hình này đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, và tại Việt Nam cũng đã được áp dụng ở một số doanh nghiệp lớn, một số địa phương.
TS. Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh, doanh nghiệp đóng một vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bền vững tại các địa phương, đặc biệt thông qua sự hợp tác với các cơ sở đào tạo. Sự phối hợp này không chỉ là chìa khóa để đảm bảo chất lượng đào tạo mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển dài hạn của cả nguồn nhân lực và kinh tế địa phương. TS. Nguyễn Trung Hải - Trường ĐH Lao động - Xã hội Trình bày báo cáo về giải pháp chính sách thúc đẩy
thực hiện quyền an sinh xã hội ở Việt Nam thông qua hoạt động công tác xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số
Báo cáo của về tính mới của sáng chế liên quan đến trí tuệ nhân tạo của PGS.TS. Trần Văn Hải - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa Khoa học Quản lý, Trường ĐH KHXH&NV thu hút sự chú ý của các nhà khoa học
tại hội thảo TS Nguyễn Thị Minh Hòa - Trường ĐH Lao động - Xã hội trình bày tham luận về Thách thức đối với chuyển đổi số trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam hiện nayPGS.TS Nguyễn Mạnh Quân – Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ báo cáo tham luận với chủ đề
“BIJ con đường khởi nghiệp ít rủi ro – bài học rút ra từ nghiên cứu tác động của chính sách xuất khẩu lao động sang Nhật Bản” Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi của các nhà khoa học đến từ Trường ĐH KHXH&NV và các cơ quan quản lý, trường đại học. Dự kiến, các bài tham luận của hội thảo sẽ được xuất bản thành ấn phẩm kỷ yếu, đóng góp nhiều kiến nghị, giải pháp tới các cơ quan hữu quan.TS. Tạ Bích Ngọc - Giảng viên khoa Khoa học Quản lý trình bày báo cáo Hoàn thiện chính sách đối với
hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở Việt Nam
Hội thảo thu hút sự tham dự của các giảng viên, nhà khoa học
Nguồn: https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/khoa-hoc/chinh-sach-va-quan-ly-linh-vuc-xa-hoi-trong-boi-canh-chuyen-doi-so-o-viet-nam-23102.html